Lý do khiến nhiều du học sinh nghĩ tới cái chết

Không hòa nhập được với môi trường mới do khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa; không theo kịp các chương trình học... đó là một trong số các lý do khiến cho nhiều du học sinh từng nghĩ tới cái chết.

Rào cản ngôn ngữ và khác biệt văn hóa

Linh Mai là một du học sinh ở Nga theo diện học bổng của nhà nước. Dù cô đã có một năm học tiếng tại nước sở tại nhưng tới khi vào học năm nhất tại đại học, em vẫn không thể nghe, nói tốt được. Những tiết học ở giảng đường với đông sinh viên người Nga và giảng viên nói "nhanh như gió" dần trở trở thành nỗi ám ảnh với nữ sinh. Mai không hiểu thầy cô nói gì, cũng không thể diễn đạt được điều mình suy nghĩ với người khác. Em sợ học, trốn học và không dám giao tiếp với người khác và sống một cuộc sống khép kín.


Khi Mai được đưa tới trung tâm hỗ trợ tâm lý, em đã ở trong tình trạng nhìn thấy chữ tiếng Nga là đơ người, run tay. Em được bác sĩ kết luận bị mắc bệnh trầm cảm nặng.

Chương trình học nặng nề

Lười thi đại học ở Việt Nam, Duy (18 tuổi) đã xin gia đình cho mình đi du học tự túc tại Australia. Trước khi lên đường Duy thấy vô cùng hào hứng và đã chọn một ngành học sau này dễ xin việc. Tuy nhiên, khi đặt chân đến xứ sở kangaroo, nam sinh Hà Nội đã thực sự bị sốc vì chương trình học rất khó và có nhiều môn quá.

Duy cho biết em đã bị khủng hoảng thực sự, có những đợt em thức trắng gần một tháng vì sợ không làm kịp bài. Kết thúc kỳ thi, nam sinh bị sụt tới 7kg, người đờ đẫn, không có cảm giác gì khi ăn uống và sợ hãi mỗi lúc nhìn thấy giảng đường.

Áp lực về kinh tế

Bước vào năm học thứ hai của hành trình du học tự túc tại Australia, gia đình Duy xảy ra biến cố lớn. Bố Duy làm ăn thua lỗ nên không còn đủ sức chi trả học phí cho con trai. Duy liên tục nhận được lời than thở về việc kinh tế gặp khó khăn và sự thúc giục học cho nhanh để đi làm phụ giúp gia đình.
Share on Google Plus

About Thanh Mai

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét